Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



Similar topics
Poll

SỰ HÀI LÒNG CỦA CÁC BẠN VỀ DIỄN ĐÀN ?

 
 

Xem kết quả

Latest topics

» Hack account facebook với BackTrack 5 !!!
by hoaislovely000 Tue Sep 23, 2014 9:10 am

» Vài pé cào cào cho anh em !!! tỷ lệ 60% nhé
by hoaislovely000 Tue Sep 23, 2014 9:05 am

» Vui vẻ Sử dụng cc chùa
by langquen Fri Jan 03, 2014 10:35 pm

» Share Di BotNet v2.0 (Công cụ DDos cực mạnh) {Có video hướng dẫn} !!!!
by photuong1994 Wed Jan 01, 2014 10:25 am

» Share 1 số Host Unlimited cho anh em.
by photuong1994 Tue Dec 31, 2013 6:38 pm

» Auto Shutdown
by photuong1994 Tue Dec 31, 2013 6:15 pm

» tắt máy bạn chat online
by huong_cvp Sun Nov 17, 2013 3:18 pm

» Phần Mềm Nhận Dạng Khuôn Mặt - Thay cho gõ Password
by huong_cvp Sun Nov 17, 2013 1:47 pm

» Tool hack shop cho các mem
by 007lox Mon Nov 11, 2013 8:59 pm

» SỰ HÀI LÒNG CỦA CÁC BẠN VỀ DIỄN ĐÀN ?
by totbungvl Fri May 17, 2013 7:12 pm

» MU Hoàng Kim Season 6.5 - Server Hoàn Mỹ OPEN BETA 10/03/2013
by thanghdth Sat Mar 09, 2013 4:19 pm

» MU Hoàng Kim Season 6.5 - Server Hoàn Mỹ OPEN BETA 10/03/2013
by thanghdth Sat Mar 09, 2013 4:19 pm

April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

admin

admin
Admin
"Trong các loài gia súc, động vật có nhiều loại lòng như lòng gà, lòng vịt, lòng chó, lòng heo, lòng dê. Nhưng không thể so sánh với lòng yêu thương của con người..." là một trong những câu văn điển hình.

Công tác chấm thi tốt nghiệp THPT năm nay của chúng tôi tại Hội đồng thi tỉnh Quảng Ngãi đã qua 2,5 ngày. Hơn 3.000 bài văn đã được chấm (khoảng gần 1/3 số bài) nhưng vẫn chưa thấy bài nào thật sự xuất sắc.

Cũng giống như mọi năm, bên cạnh những bài đáp ứng tốt yêu cầu của đáp án, cảm nhận, phân tích sâu sắc, ý tứ lưu loát, chữ nghĩa rõ ràng, được các giám khảo đánh giá cao, vẫn còn không ít bài làm của thí sinh, khi đọc lên giám khảo phải cau mày, khó chịu và không khỏi bật cười.
“Sô-lô-khốp sinh ra tại Tây Ban Nha”?

“Nhiều em chữ viết quá xấu, rất khó đọc, theo dõi, lắm lúc giám khảo chúng tôi phải dịch từng chữ, mới lần ra được ý của thí sinh. Lỗi chính tả thì nhiều vô kể. Có bài của thí sinh viết chưa đầy 3 trang giấy thi, giám khảo chấm nhẩm đếm được trên 120 lỗi chính tả” - Thầy Bùi Tấn Nam, giám khảo nói.

Các giám khảo còn ghi nhớ lại được những câu văn, những từ ngữ, cách so sánh, liên tưởng... ngây ngô, vụng về, sai lạc đến mức không thể tưởng tượng nổi của thí sinh.

Xin tạm dẫn ra đây một số câu văn, đoạn văn vào loại “siêu sáng tạo”.

Câu 1: Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của M. Sô- lô- khốp.

Nhiều bài của thí sinh có những sai sót, nhầm lẫn... đến “chết người”, rằng: Ông Sô- lôp- khốp từng nhận giải thưởng Hồ Chí Minh. Ông già này được sinh ra ở vùng sông Đông rộng lớn mênh mông của nước Tây Ban Nha; Sô- lốp- khốp được cử làm vệ sĩ cho viện hàn lâm;

Những tác phẩm nổi tiếng: đất vo an, số phận an bài; Ông sinh ra trong một nhà văn lỗi lạc, ông đã stac (sáng tác) bài văn này vào thế kỷ 5. M Sô- lô- khốp vốn sinh ra có số phận đau thương bi kịch, ông tham gia Cm (Cách mạng) chiến đấu, cuối cùng ông có một hy vọng là 2 con của ông đều hy sinh trên chiến trường.

Câu 2: Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay. Không ít bài làm của thí sinh có những liên tưởng, lời văn không ăn nhập vào đâu.

Trong thời đại mới vấn đề tuổi trẻ là thiên liên (thiêng liêng) và được đặt lên trên hết, bởi tuổi trẻ là búp măng non; Hiện nay để giảm áp lực của sự đau thương nhiều tổ chức thế giới ủng hộ cho những người phải chịu sự đau thương ấy, như vợ bỏ chồng, cha đánh con...;

Có rất nhiều người yêu thường con người bằng cách cho tiền họ, cho những đồ dùng, vật dụng mà mình không dùng nữa hoặc chỉ bằng một ánh mắt, một cái nhìn cảm thông hoặc một cái bắt tay, một cái ôm hôn thật chặc (chặt) đó cũng là yêu thương...

Mở đầu cho câu 2, một thí sinh viết: Trong các loài gia súc, động vật có nhiều loại lòng như lòng gà, lòng vịt, lòng chó, lòng heo, lòng dê. Nhưng không thể so sánh với lòng yêu thương của con người.

Câu 3a: Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. Nhiều thí sinh kể lể, suy diễn ra đủ thứ chuyện, không hề có trong văn bản.

Ví như: Còn Việt nằm bẹt ra phản, mặc cho chị Chiến làm gì thì làm; Việt tính nết trẻ con, miệng vẫn còn thơm lựng mùi sữa của chị Chiến, thì cầm súng, đánh giậc được cái nổi (nỗi) gì; Lòng hăn háo (hăng hái) và ý chí trả thù cho ba má chính là mũi tên giúp Việt hăm hỏ đi làm nhiệm vụ quốc tế; Việt là một cô gái mới lớn nên còn rất thơ ngây, trong trắng.

Trong khi ở chiến trong chiến tranh thì việt đã nhận được tin rằng cậu em đã hy sinh, việt rất buồn và đau đớn cô không biết làm gì để giải tỏa tâm trạng vô vùng buồn đau, u uất của đời mình...

“Xuân Quỳnh là cháu Xuân Diệu”?

Trong phần trả lời câu 3b. “Phân tích đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh”, thay vì cảm nhận, phân tích đúng đắn ý nghĩa, giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ thì vô số bài thí sinh lại bàn luận, tán về chuyện tình yêu.

Bà Xuân Quỳnh là cháu ông Xuân Diệu. Bà Xuân Quỳnh được ông Nguyễn Du mệnh danh là bà chúa thơ tình thứ thiệt; “Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”. Như đôi mắt của con người. Nó sống cùng nhau, cười cùng nhau,khóc cùng nhau, cùng nhau ngắm nhìn và cùng nhau ngủ nhưng chẳng bao giờ nhìn thấy được nhau;

Tình yêu thương phải nhắm mắt trước khi hôn, tình yêu có lúc lên, có lúc xuống như nước thủy triều đó thôi; Tình yêu là đề tài được các nhà thơ quan tâm và dòm nhóm liên tục, thường xuyên; Sóng là một chàng trai khù khờ, dại dột, một thân một mình, thế cô, thân cô, tự mò ra tận bể để tìm người đàn bà mà mình chót yêu;
Dù con sóng ngày trải qua biết mấy chục năm hay hàng ngàn năm thì nó vẫn là con sống (sóng) và cho đến sau này thì con sóng vẫn là con sóng Xuân Quỳnh muối nói lên dù con người ta có thay đổi về mặt hình thức trải qua mấy chục năm đi nữa thì ta vẫn là chính ta, ta có thay đổi nhiều đi nữa thì ta không trở thành người khác được về tính cách và cách nói chuyện hay suy nghĩ cũng chính là ta mà thôi.



Được sửa bởi Admin ngày Fri Jun 18, 2010 2:10 pm; sửa lần 1.

http://h4cker.tk

admin

admin
Admin
Nhầm từ Âu sang Á
- Sô-lô-khốp chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên thời chống Mỹ, sáng tác tác phẩm "Mặt đường vô vọng".

- Sô-lốp-khốp có một người vợ và 2 đứa con nhưng do chiến tranh tàn khốc đã cướp đi vợ và con ông, chính vì thế mà cuộc són (sống) của ông k (không) bao giờ cười mà chỉ biết khót (khóc) ban ngày thì những giọt nước mắt kèm (kiềm) nén đóng khô lại trong trái tim ông còn ban đêm thì giọt nước nc (nước) leo lên trên gối uơc (ướt). Sau một thời gian ông lão đi kéo xe bò để kiếm sống.

- Bài thơ “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Thi trong tập truyện Tây bắc.

- Khi gia nhập vào bộ đội, việt (Việt) học tập chăm chỉ để theo anh Quyết sau này làm cán bộ thay anh. Vì vậy, khi việt học chữ thua mai thì việt tức quá, đập đầu vào đá cho đến khi chảy máu hết tức mới xong. Khi bị giặc bắt thì việt nút (nuốt) thông tin vào bụng, địch dùng mọi thủ đoạn để uy hiếp, tra tấn dã man để lấy thông tin nhưng việt thà chết chứ không tiết lộ ra bất cứ thông tin nào, dù là nhỏ nhoi nhất.

(Khi nói về quê hương của Sô-lô-khốp, nhiều em viết ông sinh ra ở Sông Hồng. Khi phân tích về đoạn thơ Sóng của Xuân Quỳnh, cả bài làm của một số thí sinh từ đầu đến cuối toàn nói là của Xuân Diệu)

Dùng từ ngữ ngây ngô
- Xuân Quỳnh đã "phơi" bài văn của mình ra như vậy mà không sợ bị "giảm giá".

- Mổ xẻ trái tim để tìm ra hóc môn yêu.

- Khát nước thì uống nước rồi khỏi bị khát ngay nhưng khát tình thì uống gì đây cho đỡ khát thèm.

- Khi yêu nhau mà người yêu của mình đi nghĩa vụ thì thối óc

- Việt rất dũng căm không sợ chết, đối với việt chết là cái hồn rời khỏi các lên nóc nhà chơi

- Sóng của Xuân Quỳnh là một cội nguồn của Văn học Việt Nam.

- Lúc đầu chờ đợi trog sự lạc quan càng ngày càng trở thành bi quan. Họ muốn chạy tới nơi xa để gặp lại người yêu của mình chứng đó đủ thấy được sự thiệt thòi của người đàn bà khi trai gái, bồ bịch.

So sánh, liên tưởng... “siêu hạng”

- Tình yêu như 1 thanh sô cô la dễ chảy nước, đen xì xì nhưng lại rất thơm và ngon.

- Tôi - đứa con của một tình yêu mang tên Si đa. tôi là đứa con bị gia đình ruồng bỏ là nỗi thất vọng của dòng họ,và họ bỏ tôi, bơ vơ, lạc lỏng giữa cuộc đời đầy mưu sinh và phức tập. Đâu còn ai nhớ đến tôi đâu. (câu 2, nghị luận xã hội)

- Đúng vậy, chúng ta là những con chim chiếc lá kia, sống trong cs (cuộc sống) hòa bình này thì phải cất cao giọng hót trong sáng cao 1 chết của mình và đem màu xanh tươi tắn hy vọng tô điểm cho cuộc đời. Với một sự thật mà mỗi chúng ta phải hiểu đó là "có vay, có trả" khi bạn cho đi một cái gì đó dù bé nhỏ.

- Sóng như một chàng trai khù khờ, dại dột, một thân một mình, thế cô, thân cô, tự mò ra tận bể để tìm người đàn bà mà mình chót yêu. Sóng là thứ Tình yêu lúc thì trào lên, lúc thì tụt xuống như cục đá tan từ từ.

Diễn đạt trùng lặp, luẩn quẩn, rối rắm

- Các bạn ở, các bạn hỡi, các bạn, các em có biết không. Các bạn của lớp chúng ta, có thấu hiểu cho ý chí, nghị lực, tình thương của con người không. Nhà tôi nghèo. Ba, mẹ anh chị tôi đều ngèo (nghèo) nhưng chẳng thèm làm điều tàn ác. Lúc nào cũng tội nghiệp, thương yêu nhau đến hết cỡ. Đến con gà của hàng xóm chạy sang vườn nhà tôi, tôi, các anh chị tôi cũng không dòm ngó nữa là. (câu 2, nghị luận xã hội)

- Ở câu 3a, (5 điểm), phân tích nhân vật Việt trong “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi. Một thí sinh chỉ viết được đúng gần 200 chữ với những câu cú tối nghĩa, luẩn quẩn như: "Những đứa con trong gia đình hôm nay em rất sướng vừa qua cuộc sống em rất vui sướng. Vui sướng, bạn bè của quan tâm cuộc sống rất đẹp. Nhân vật viết truyện ngắn những đứa con trong gia đình hôm nay bạn bè của cuộc sống, cuộc sống vui sung sướng khi quan tâm giúp đỡ bạn bà, giúp đỡ lẫn nhau bạn bè việt truyện ngắn hôm nay bạn bè quan tâm nhân vật Việt… ".

http://h4cker.tk

admin

admin
Admin
"Đọc, đọc nữa, đọc mãi, đọc sách không bao giờ làm cho người ta cảm thấy nhàm chán, nhất là sách kiếm hiệp"; "Cha mẹ Mỵ đã đặt Mỵ vào làm dâu nhà Thống Lý Pá Tra nhưng tình yêu tự do lên tiếng... Ngày nay, các bậc phụ huynh, những người làm cha làm mẹ không nên ép duyên con như thế".
> Hoãn công bố kết quả thi vì điểm Văn quá thấp

Không phải phổ biến, nhưng những câu văn ngô nghê sai kiến thức, nhầm lẫn của thí sinh trong bài thi môn Văn tốt nghiệp THPT năm nay không khỏi làm cho giáo viên chấm thi của Nghệ An và TP HCM "cười ra nước mắt"
Nói về sức sống mãnh liệt của nhân vật Mỵ trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" một thí sinh khác bình luận. "Ông Tô Hoài đã giết chết Mỵ, nhưng vì Mỵ có sức sống tiềm tàng nên cho Mỵ sống lại, để tiếp tục chung sống với Pá Tra".

Có những thí sinh lại viết văn viết theo kiểu "râu ông nọ cắm cằm bà kia", nhân vật trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài đã gặp nhân vật trong tác phẩm "Vợ Nhặt" của nhà văn Kim Lân. "Sau khi thoát khỏi nhà Thống Lý Pá Tra, Mỵ xuống đồng bằng rồi gặp Tràng, nên vợ chồng sinh con đẻ cái, sống rất hạnh phúc", thí sinh này viết.
Một thí sinh còn lẫn lộn tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" với "Chí Phèo" của Nam Cao. "Mỵ sinh ra vốn nghèo đói xấu xí vì không có ai lấy làm vợ nên Mỵ theo Thống Lý Pá Tra tình nguyện về làm nô lệ. Ánh sáng tình yêu soi đường khiến Mỵ tỉnh ngộ, trong đêm tối vùng dậy cùng với A Phủ chạy thoát khỏi nhà Thống Lý nhưng chạy mãi vẫn thấy trước mắt một chiếc lò gạch cũ... Chao ôi thật xót xa", thí sinh bày tỏ cảm xúc với nhân vật Mỵ.

Có học sinh đã khéo liên hệ câu chuyện của Mỵ với "tự do tình yêu" khi viết: "Ngày xưa, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Cha mẹ Mỵ đã đặt Mỵ vào làm dâu nhà Thống Lý Pá Tra nhưng tình yêu tự do lên tiếng, Mỵ đã tìm mọi cách để chạy trốn khỏi cuộc sống khốn khổ ấy, tìm đến tình yêu đích thực với A Phủ. Ngày nay, các bậc phụ huynh, những người làm cha làm mẹ cũng không nên ép duyên con như thế"...

Trong hội đồng thi khác, một học sinh lại đưa Lỗ Tấn - nhà văn Trung Quốc vào danh sách những nhà văn Việt Nam. "Trên diễn đàn văn học hiện đại Việt Nam thì Lỗ Tấn được xem là nhà văn nổi tiếng, có nét cá tính riêng nhất cùng với những nhà văn, nhà thơ khác như Tô Hoài, Nguyễn Tuân..."

Bi hài hơn có thí sinh đã đưa tác phẩm "Thuốc" từ tạp chí "Tân thanh niên" số 5 - 1919 của Trung Quốc sang báo Thanh niên của Việt Nam. "Thuốc là một tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn được đăng trên báo Thanh niên số đặc biệt năm 1999", thí sinh viết.

Phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách trong bài thi, một thí sinh không ngần ngại bày tỏ quan điểm của mình: "Đọc, đọc nữa, đọc mãi, đọc sách không bao giờ làm cho người ta cảm thấy nhàm chán, nhất là sách kiếm hiệp". "Trong tất cả các loại sách, em thích nhất là sách truyện tranh trên mạng. Nó có sức thu hút với em nhất, những cuốn sách này vừa có tính minh họa, vừa dễ đọc lại vừa không mất tiền mua", thí sinh này tiếp tục phát biểu cảm nghĩ.

Sau thời gian chấm thi tốt nghiệp, thầy Bùi Đặng Hiếu, TP HCM chia sẻ thêm về những câu văn hài hước của học sinh. "Hạ Du bị quân Nhật xử bắn tại pháp trường Cổ Hiên Đình Khẩu ở Bắc Kinh", "Vợ chồng A Phủ là một bài thơ tình nổi tiếng của Tô Hoài", "Cha con Thống Lý Pá Tra đối xử với Ánh Nguyệt rất tàn nhẫn". Đặc biệt hơn, có những em còn hồn nhiên so sánh "Sông Hương đã được Nguyễn Tuân so sánh với sông Hàn ở Seoul, con sông được coi là biểu tượng của Hàn Quốc".

Theo cô Hoàng Lan, nữ giáo viên môn văn trường Chu Văn An, quận 5, TP HCM đây là lỗi của cách hành văn máy móc sáo rỗng và học không đến nơi đến chốn của một số em. "Thực tế hiện nay khả năng làm văn của nhiều học sinh ngày càng giảm. Điều này rất phổ biến, ngay cả trong những bài kiểm tra trên lớp, tôi cũng bắt gặp những câu văn rất ngô nghê. Tuy nhiên, cũng không đến mức sai cơ bản về mặt kiến thức đến như vậy. Có thể tâm lý trong phòng thi không tốt cũng ảnh hưởng một phần đến cách viết của các em", cô Lan lý giải.

http://h4cker.tk

admin

admin
Admin
Đến hẹn lại lên, sau mỗi đợt thi, những bài thi môn Văn hay môn Sử trong tuyển sinh Đại học, cao đẳng luôn làm cho người kể lẫn người nghe “cười ra nước mắt”.

Nhập mô tả vào đây
Học sinh trao đổi bài sau giờ thi (Ảnh Tiền phong)
Năm nay sau khi chấm xong môn Văn, nhiều thầy cô giáo chấm thi cũng thuật lại những “ý tưởng sáng tạo” của học trò, nhưng với giọng kể xót xa hơn vì sau nhiều năm kêu ca, chất lượng học văn của học trò phổ thông… vẫn vậy.

“Anh Tràng một lần lên chơi thành phố, đi ngang qua cánh đồng thấy các cô thợ gặt duyên dáng đang gặt lúa bèn hứng chí hò vài câu trêu ghẹo. Thấy Tràng bảnh bao, các cô tranh nhau đáp lại. Thị, cô gái có giọng hò hay nhất đã vượt qua các “ứng cử viên” khác để trở thành vợ Tràng…”.

Nhà văn Kim Lân có lẽ sẽ nổi giận khi biết Vợ nhặt của ông được các hậu sinh cải biên thành một kịch bản cải lương đủ mùi tân cổ giao duyên.

Đoạn văn trên là một trong những “ý tưởng sáng tạo” của học trò mà các giáo viên chấm thi tú tài môn văn năm 2007 vừa cười vừa… “lau nước mắt” kể lại.

Không chỉ vậy, cô giáo Trương Mỹ Linh, dạy văn trường THPT Nguyễn Thông (Vĩnh Long) kể, không biết các em đã phát hiện ra giữa Vợ nhặt và Rừng xà nu có mối quan hệ nào mà không ít bài mô tả: “Thị quần áo rách bươm, người hôi hám, mặt mày lem luốc khói xà nu” hay “Tràng dẫn Thị về làng Xôman ra mắt dân làng và cụ Mết”.

Nhiều giáo viên kể: Chẳng cần quan tâm đến việc A Phủ có buồn không, nhưng rất nhiều học trò đem Mỵ (trong Vợ chồng A Phủ) “gả” cho Tràng (trong Vợ nhặt) và để hai người đẻ con đẻ cái…

Ông lái đò tài hoa của Nguyễn Tuân cũng được biến thành quái nhân với các mô tả: “Cái đầu khuỳnh khuỳnh kẹp lấy bánh lái tưởng tượng, chân thì như hai cái bơi chèo”.

Có em còn cho ông lái đò “bay” qua nửa vòng trái đất thư hùng cùng Ông lão đánh cá của Hemingway để “dũng cảm chiến đấu với đàn cá mập bảo vệ con cá kiếm”. Nhiều học sinh buộc ông lái đò phải “hy sinh anh dũng khi chiến đấu với dòng thác hung hãn”.

Đoạn thơ trong Việt Bắc của Tố Hữu lại biến thành thơ tình hấp dẫn vì học sinh cứ hồn nhiên: “Việt Bắc tượng trưng cho người vợ hiền chung thủy nhớ chồng, cán bộ chính là người chồng ra đi chiến đấu vì dân vì nước”.

Bao nhiêu lời yêu thương, tình cảm vợ chồng mặn nồng cứ thế tuôn ra như suối chảy, liên hệ cả ca dao: “Anh đi anh nhớ quê nhà. Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương”…

Cuộc đời, sự nghiệp của Aragon hóa ra “lẩu thập cẩm” khi bị lẫn lộn với những tác giả khác. Lỗi chính tả như: Mông chờ, chăn chở, trán trường, nhớ thươn… xuất hiện nhan nhản trong những bài thi. Chuyện đọc một bài thi môn Văn mà chỉ nghỉ được ba lần vì được xuống dòng là chuyện không ít trong kỳ thi tốt nghiệp vừa qua.

Sau nhiều lần “cười ra nước mắt” vì văn chương học trò, nhiều giáo viên đi chấm thi tâm sự: “Có nhiều em không nắm được gì hết. Bài văn chỉ viết được mỗi mở bài thì chấm làm sao?

Một giáo viên bộc bạch: “Mỗi lần chấm phải một bài làm “độc chiêu” là giám khảo lại được trận cười no nhưng sau đó là xấu hổ, vì toàn học trò của mình chứ ai…”.

http://h4cker.tk

admin

admin
Admin
“Khi A Phủ đến thuê cho nhà thống lí với công việc chăn trâu, sau một thời gian qua Mị vẫn ngồi trong chuồng heo, giống một con heo đang tìm chỗ trốn mà cứ người khác…” – Một thí sinh đã hồn nhiên viết về nhân vật Mỵ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài như trên.

Việc chấm bài thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn của giám khảo chúng tôi, đến nay đã được già nửa chặng đường….”về đích”. Đồng nghiệp của chúng tôi chia sẻ: “Đi chấm văn bây giờ có nhiều cảm xúc từ bài làm của thí sinh lắm…!”

Càng cảm xúc, hồi hộp hơn, vì đây là những bài văn của lứa học sinh đầu tiên, kiểm nghiệm thành quả của chương trình phân ban. Ai cũng muốn xem chất lượng làm bài của học sinh phân ban đầu tiên này có gì khác biệt, nổi trội hơn so với các thế hệ học trò cải cách đã qua không?!

Mỗi giám khảo, thanh tra chấm thi chúng tôi đã thẩm định, đánh giá không dưới trăm bài thi, thực tế, không có gì khác mấy so với các năm trước, thuộc hệ cải cách. Bên cạnh một số ít bài văn tốt, diễn đạt hay, viết văn có cảm xúc, sáng tạo, chúng tôi còn bắt gặp vô vàn các bài văn hạn chế, yếu kém.

Biểu hiện cụ thể của nó thì cũng hết sức đa dạng, phong phú: Chữ viết cẩu thả, trình bày tệ hại, sai chính tả, câu què, câu cụt, diễn đạt, ý tứ sai lạc, vụng về, tối nghĩa, rối rắm…

Do dung lượng trang báo có hạn, ở bài viết này, chúng tôi chỉ dẫn ra những ví dụ được xem là tương đối “đặc biệt” trong các bài làm văn của thí sinh:

1 – Sai lạc đến chết người

- Lỗ Tấn, sinh năm 1985, mất năm 1963, quê quán ở tỉnh Bắc Ninh, gốc Ba Tàu, từng có 3 đời vợ, 5 người con.

- Hạ Dụ là con của bà cụ Tứ, con ruột của Tràng, từng bị trận đói năm 1945 hành hạ, đe dọa cho tơi tả, xơ xác mướp. (Sau đó, câu chuyển sang Hạ Du – một người cách mạng trong quân ái quốc. Dùng bánh bao để trị bệnh điên cho Hạ Du).

- Tô Hoài sinh năm 1920, quê Nghệ An, năm 1960 ông có 200 bài thơ và đạt kỹ luật (kỉ lục) nhà thơ Việt Nam.

- Tô Hoài là người chiến sĩ cách mạng đã từng sống và chiến đấu trên vùng đất…Tây Nguyên.

2 – Các câu văn ngây ngô… không nhịn được cười:

- Các bạn không được đọc những cuốn sách đồ trị (đồi trụy) mà nhà sách cấm nhé!

- Người xưa từng nói: “ăn gì bổ nấy”. Việc đọc sách cũng vậy.

- Cho nên chúng ta hay đọc xách (sách) trong những giờ rãnh (rảnh) rỗi, chúng ta đọc không phải mằm (nằm) chổ (chỗ) này đọc, hay ngồi chổ (chỗ) kia, ngồi chổ (chỗ) nào có đủ lượng ánh xáng (sáng) chiếu vào để k (không) thể tăng cho mắt chúng ta bị cận được.

- Ông Tô Hoài đã giết chết Mỵ nhưng vì Mỵ có sức sống tiềm tàng nên cho Mỵ sống lại, để tiếp tục chung sống với Pa trá.

- Mị sinh ra trong 1 gia đình nghèo, nghèo từ trong trứng nghèo ra.

- Khi A Sử thay đồ chuẩn bị đi chơi. Mỵ cũng xin A Sử cho đi theo nhưng A Sử không cho mà còn đánh đập, trụt quần và trói Mỵ vào cái cột.

- Mỵ muốn được chơi nhảy như bao người khác. Hình dáng Mỵ đẹp tuyệt trần, đôi mắt long lanh lúc nào cũng buồn, hàm răng đẹp, gò má cao, đầu tóc dài xinh đến không thể tả được chỉ có một cái là Mỵ hơi ốm một tí mà thôi. Nhớ tới Mị là em nhớ đến những thiếu nữ Hà Nội tha thướt bên Hồ Gươm chiều chủ nhật.

- Vợ chồng thống lí đại diện cho phái ác. Hắn ức hiếp Mị, làm cho Mị không có lối thoát, còn vợ hắn thì lấy cớ đó đánh đập tàn nhẫn cho rằng Mị đụ dỗ chồng bà ta.

- Tô Hoài như đang đùa giỡn khi xây dựng Mị như vậy… Có lẽ Tô Hoài cũng đau xót. Nhưng thật khó để mà hiểu biết được một tác giả lớn Tô Hoài: vùi dập, khai mở rồi lại vùi dập. Những hy vọng sống của Mị lại bị A Sử cho đi vào ngõ hẻm.

3 – Những câu văn so sánh thuộc hàng… siêu so sánh

- Khi A Phủ đến thuê cho nhà thống lí với công việc chăn trâu, sau một thời gian qua Mị vẫn ngồi trong chuồng heo, giống một con heo đang tìm chỗ trốn mà cứ người khác.

- Người nhà Pa tra đánh cho A Phủ đến ngất sỉu (xỉu) rồi đổ nước cho tỉnh lại. Thể hiện con người nhà thống lí độc ác, dã man, đánh người đánh như con chó.

- Được thả A Phủ chạy ra khỏi nhà thống lí như một con trâu điên và vài phút do dự, sửa sang lại trang phục Mị đã chạy theo A Phủ như mây bay, gió thổi.

- Có thể thấy, việc Tô Hoài xây dựng một con người với những phẩm chất đẹp đang bị vùi dập và đang như tan chảy giống như phiến băng để trên một lò lửa, tan ra và khi chỉ còn là nước nó chỉ chờ đủ độ 100 độ c để sôi thôi.

- Sông Hương to như một con thuồng luồng đực cụp đuôi, to lớn, lượn quanh những khúc cua của đường đua công thức một…Sông Huơng với ba màu khác nhau có lúc là màu tím của gương mặt người thấm đẫm rượu say.

4 – Những dẫn chứng ví dụ… độc chiêu

- “Quê hương tôi có con sông xanh biếc.

Nước chảy mãi hai bên bờ.”

Trong bài thơ Nhớ con sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh, chúng tôi chưa bao giờ thấy có câu thơ thứ hai như thí sinh đã dẫn: “Nước chảy mãi hai bên bờ”.

- “Trong tập sáng tác ca dao tục ngữ Việt Nam có câu:

Giang hồ hiểm ác anh không sợ

Chỉ sợ đường về vắng bóng em

Anh tôi đã “lấy 2 câu thơ làm của riêng”. Chỉ câu nói ấy thôi mang anh đã tán được nhiều người, người ấy bây giờ mà tôi gọi là “chị hai”. Đã thấy được sức hút của việc đọc sách làm cho con người ta sống vui tươi và hạnh phúc hơn”.

Vừa dẫn ca dao tục ngữ, vừa chứng minh về tác dụng, ảnh hưởng của nó đối với đời sống tình cảm của anh trai mình. Đúng là một ví dụ khó ai mà nghĩ ra được!

5 – Râu ông nọ cắm cằm bà kia

- Đang giới thiệu về Tô Hoài lại chuyển sang nói về Tố Hữu; chẳng ăn nhập vào đâu: “Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hay nhất nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu trữ tình lãng mạn luôn nói về những số phận đâu (đau) thương của con người và lên án sự bất công của các thế mạnh đã đem đến cho con người.”

- Đề bài yêu cầu làm về Vợ chồng A Phủ, thì một thí sinh lại say sưa phân tích về các nhân vật trong Vợ Nhặt của Kim Lân đến 3 trang. Giám khảo chào thua.

Xin dẫn một đoạn: “Nạn đói trong năm 1975 thât khủng kiếp. Nạn đói tràn đến xóm ngụ cư, mọi người lâm vào tình trạng khốn khổ vô cùng. Tô Hoài đã miêu tả không gian trên đường Tràng về nhà thật bi thảm….”

http://h4cker.tk

hiepga7

avatar
newmember
haì vãi chưỡng, không ngờ trinh độ văn học các bác cao thế ..

tuannv9x

avatar
newmember
hi ! may' bac' nay` chac' kho' wa noi? TN

emmailasong

emmailasong
trial mod
trial mod
dài quá không mún đọc

Sponsored content


Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết